Thống kê nhân khẩu và xu hướng lao động Thất nghiệp tại Hoa Kỳ

Đồ thị xu hướng giảm sút dài hạn của tỷ lệ tham gia lao động của nam giới độ tuổi 25-54, dựa trên các cấp độ giáo dục.[51]Xu hướng lao động theo chủng tộc và giáo dục, so sánh thời điểm trước khủng hoảng 2007 và tháng 11 năm 2016. Số lao động da trắng đã giảm 4,8 triệu người trong khi số lao động chủng tộc khác tăng lên.

Xu hướng về lao động có thể được phân tích bởi bất cứ yếu tố nhân khẩu nào một cách độc lập hoặc kết hợp, như tuổi tác, giới tính, giáo dục, và chủng tộc. Một xu hướng phổ biến trong phân tích về lao động là độ tuổi của lao động da trắng, chiếm 70% tổng lao động theo chủng tộc (tháng 11 năm 2016). Ví dụ số lượng dân da trắng trong độ tuổi lao động chính (25-54) đã giảm 4,8 triệu người từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 11 năm 2016, gần 5%, trong khi dân số lao động không phải da trắng đang tăng lên. Đây là nguyên nhân chính giải thích số lượng công nhân không phải da trắng và không phải bản địa đang tăng tỷ trọng trong số lao động có việc làm. Tuy nhiên, lao động da trắng cũng có mức giảm mạnh hơn về mức độ tham gia lực lượng lao động hơn là nhóm không phải da trắng, với những lý do chưa được xác định rõ. Những thay đổi này có thể có những ẩn ý quan trọng về chính trị.[52]

Độ tuổi

  • Giai đoạn suy thoái 2007-2009 đã gây ra sự sụt giảm về số lượng lao động có việc làm ở tất cả nhóm độ tuổi, trừ nhóm từ 55 tuổi trở lên vẫn tăng đều đặn. Nhóm tuổi 16-19 chịu tác động mạnh nhất, với số lượng lao động có việc làm giảm gần 30% so với mức trước khủng hoảng, trong khi các nhóm dưới 55 tuổi khác giảm từ 5-10%. Trong khi nhóm lao động tuổi 25-34 phục hồi về trước khủng hoảng đến tháng 1 năm 2014 và tiếp tục tăng chậm, một vài nhóm dưới 55 khác giữ nguyên như mức trước khủng hoảng đến tháng 5 năm 2016.[53]
  • Tỷ lệ thất nghiệp ở tất cả nhóm tuổi tăng trong thời kỳ khủng hoảng, với nhóm 16-24 tuổi tăng 10% trong năm 2007 lên mức đỉnh 19,5% năm 2010, trước khi giảm trở lại 10% tháng 5 năm 2016.[54][55][56][57]

Giới tính

  • Nam giới chiếm ít nhất 7 trên 10 người bị mất việc trong thời kỳ suy thoái 2007-2009, theo Cục thống kê lao động.[58] Nam giới độ tuổi 25-54 có tỷ lệ tham gia lao động giảm ở tất cả các bậc giáo dục trong hàng thập kỷ, mặc dù sự sụt giảm nặng nề nhất ở lao động có bậc giáo dục dưới cao đẳng.[51] Đến tháng 9 năm 2016, 7 triệu nam giới ở Mỹ độ tuổi 25-54 ở tình trạng không có việc làm và cũng không tìm kiếm việc làm.[59] Những nam giới này thường trẻ tuổi, độc thân, không ở cùng bố mẹ và mức giáo dục thấp. Việc đi học, ốm đau, mức độ giáo dục, tình trạng tù tội, sự chuyển dịch của các ngành kinh với những công việc truyền thống dành cho nam giới như xây dựng, là những nhân tố đóng tạo ra tình trạng này.[60]
  • Có khoảng 40% nam giới trong độ tuổi lao động không tham gia lực lượng lao động do tình trạng đau ốm gây ra.[61]

Giáo dục

  • Lịch sử đã chứng minh nhóm lao động có trình độ giáo dục cao hơn sẽ có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ví dụ tháng 5 năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trên 25 tuổi là 2,5% với trình độ cao đẳng, 5,1% với trình độ phổ thông và 7,1% với lao động chưa tốt nghiệp phổ thông. Tỷ lệ thất nghiệp của cả ba nhóm này tăng gần gấp đôi trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, trước khi giảm dần trở lại mức trước khủng hoảng vào tháng 5 năm 2016. Sự phục hồi của việc làm cũng là tốt hơn đối với những lao động có bậc giáo dục cao hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng gần 11,6 triệu việc làm mới đã được tạo ra từ 2010 đến tháng 1 năm 2016 dành cho lao động có ít nhất một bằng cao đẳng. Trong khi chỉ 80.000 việc làm được tạo ra ứng với trình độ giáo dục phổ thông hoặc ít hơn.[62]
  • Số lượng lao động có việc làm tăng tỷ lệ với mức độ giáo dục họ đạt được. Từ tháng 12 năm 2007 (trước khủng hoảng) tới tháng 6 năm 2016, số lượng lao động có việc làm thay đổi như sau: Trình độ đại học hoặc cao hơn tăng 21%; cao đẳng tăng 4%; trung học giảm 9%; và dưới phổ thông giảm 14%.[63] Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng giảm nhiều hơn với nam giới độ tuổi 25-54 với trình độ giáo dục thấp hơn, là một phần trong xu hướng giảm lực lượng lao động dài hạn đối với nam giới thuộc nhóm này.[64]

Chủng tộc

  • Tỷ lệ thất nghiệp của lao động Mỹ gốc Phi đã tăng từ 7,6% tháng 8 năm 2007 lên mức đỉnh 17,3% tháng 1 năm 2010, trước khi giảm xuống mức 8,2% tháng 5 năm 2016. Với lao động Mỹ Latin qua cùng thời kỳ, tỷ lệ này lần lượt là 5,5%, 12,9% và 5,6%. Với lao động Mỹ gốc Á, tỷ lệ này là 3,4%, 8,4% và 3,9%..[65][66]
  • Số lượng lao động da trắng suy giảm nhiều hơn với lao động không phải da trắng trong giai đoạn từ 2007-2016, khi mà một số lượng lớn lao động dia trắng già đi (quá mức tuổi 25-54) và nghỉ hưu. Số lượng lao động da trắng đã giảm xấp xỉ 700.000 người từ tháng 11 năm 2007 (trước khủng hoảng) đến tháng 11 năm 2016, trong khi số lượng lao động chủng tộc khác tăng lên. Lao động gốc Tây Ban Nha đã tăng lên xấp xỉ 4,9 triệu (+24%), gốc Á 2,3 triệu (+34%), và gốc Phi 2,3 triệu (+14%).[67] Sự chênh lệch lớn này đã giúp chiến dịch của tổng thống Trump ghi điểm trước tầng lớp lao động da trắng năm 2016.[68] Trong khi dân số da trắng trong độ tuổi lao động chính 25-54 đã giảm khoảng 5% từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 11 năm 2016, tương ứng với nó là sự sụt giảm của lao động da trắng có việc làm, lao động da trắng có mức giảm lớn hơn về tỷ lệ lao động có việc làm trên tổng dân số so với lao động thuộc chủng tộc khác.[52]

Bản địa và nhập cư

Cục thống kê lao động đã chỉ ra lao động nhập cư có việc làm không cân xứng với tỷ lệ của họ trong dân số.

  • Từ năm 2000 đến 2015: 1) Dân nhập cư chiếm 33% về sự tăng lên nhóm dân số độ tuổi từ 16 trở lên, nhưng chiếm 53% sự tăng lên của lực lượng lao động và chiếm 59% số việc làm tăng thêm; 2) Dân bản địa có việc làm tăng 5,6 triệu người (5%) trong khi lao động nhập cư tăng 8 triệu người (47%); và 3) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm nhiều hơn với dân bản địa (5%) so với dân nhập cư (2%).[69][70]
  • So sánh trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2007 (trước khủng hoảng) đến tháng 6 năm 2016, số lượng lao động nhập cư có việc làm tăng 13,3%, trong khi lao động bản địa chỉ tăng 2%.[71]

Người từng phạm tội

  • Số tuần làm việc trung bình hàng năm của người từng phạm tội đã giảm 5 tuần còn 42 tuần làm việc, dẫn đến sự sụt giảm 12% về việc làm.
  • Số việc làm giảm sút với đối tượng người từng phạm tội là 9,7% với nam giới trẻ da trắng, 15,1% với nam giới trẻ da đen, và 13,7% với nam giới trẻ gốc Tây Ban Nha.[72]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thất nghiệp tại Hoa Kỳ http://billmoyers.com/segment/paul-krugman-on-rece... http://www.bloombergview.com/articles/2014-08-01/y... http://www.calculatedriskblog.com/2014/06/employme... http://www.calculatedriskblog.com/2014/10/public-a... http://www.calculatedriskblog.com/2014/11/employme... http://www.cnn.com/2011/10/11/politics/jobs-bill/i... http://fivethirtyeight.com/features/the-job-market... http://news.gallup.com/poll/125639/gallup-good-job... http://www.gallup.com/poll/146915/americans-top-jo... http://www.jobs-council.com/2011/10/10/jobs-counci...